Độc đáo Tòa lâu đài được xây dựng từ 3000 tấn đá tại cố đô Hoa Lư

Tòa nhà có mặt bằng rộng 450m2, cao 27m được xây dựng hầu như hoàn toàn bằng đá trong 12 năm, giàu giá trị kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên đá là niềm tự hào của những người thợ đá Ninh Vân.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 1

Tòa lâu đài đá vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng tại trung tâm Tam Cốc (Hoa Lư, Ninh Bình) kề làng nghề chế tác đá Ninh Vân đang gây chú ý đối với người dân và du khách thập phương.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 2

Chủ nhân của tòa lâu đài là ông Lương Văn Quang (SN 1973, sinh trưởng tại làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 3

Ông Quang hiện là Chủ tịch Hội làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân, nghệ nhân bàn tay vàng, là thế hệ kế tục nghề chế tác đá nhiều đời, có cụ cố là nghệ nhân tham gia hiệp thợ chạm khắc đá trang trí công trình Nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng ở Ninh Bình.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 4

Ông Quang chia sẻ, ấp ủ xây dựng căn nhà bằng đá từ rất lâu, sau nhiều năm mất nhiều công sức, đến nay ông cùng những người thợ đá ở Ninh Vân mới hoàn thành xong được công trình để đời, là niềm tự hào của quê hương chế tác đá.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 5

Tòa nhà được chủ nhân xây dựng trong vòng 12 năm nằm trên tổng diện tích đất 3.000m2. Tòa nhà có mặt bằng 450m2, cao 27m được xây dựng hầu như hoàn toàn bằng đá.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 6

Nguyên liệu chủ yếu làm nên ngôi nhà là loại đá xanh Ninh Vân. Một số chi tiết được sử dụng đá trắng ở miền Trung và Tây Nguyên. 

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 7

Ông Quang chia sẻ, việc xây dựng tòa nhà diễn ra trong nhiều năm bởi được xây dựng, lắp ghép hoàn toàn bằng đá. Vì thế từng công đoạn, chi tiết đều được tính toán rất kỹ lưỡng mới đảm bảo được an toàn khi đưa vào sử dụng.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 8

Từ nền móng, hệ thống cột, rầm, xà... của tòa nhà đều được làm bằng đá kết nối với nhau bằng "mộng", sử dụng keo kết dính truyền thống là mật mía, vôi... 

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 9

Lan can xung quanh, nền nhà tòa lâu đài 3 tầng này được lát bằng đá xanh trạm hoa văn kết nối với nhau cách tinh xảo và rất chắc chắn.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 10

Ngôi nhà có lối kiến trúc độc đáo, phối hợp hài hòa giữa đường nét cổ điển châu Âu (vòm trần đại sảnh, hệ thống cột, trán tường, tầm hầm) và hệ thống mái cong, mô típ văn hóa trang trí truyền thống Việt.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 11

Bên trong tầng 1 của tòa lâu đài có những cột đá khổng lồ, bên trên là những phiến đá được thiết kế mái vòm được đánh bóng tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho ngôi nhà.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 12

Các cột đá trong ngôi nhà được thiết kế, xây dựng bằng đá nguyên khối vững chắc. Nguyên liệu làm nên những cột đá này được lấy từ núi đá Ninh Vân, các cột đá khi đánh bóng nổi lên những vân đá màu vàng rất đẹp.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 13

Toàn bộ công trình lâu đài là tác phẩm nghệ thuật  giàu giá trị kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên đá. Tổng thể công trình là niềm tự hào của những người thợ đá Ninh Vân trong hơn 12 năm dày công xây dựng.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 14

Tòa lâu đài còn có sự góp sức của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như: Lý Trực Sơn, Vũ Xuân Đông, Đào Châu Khải... Trong ảnh là một trong những vòm trần của bộ tranh "Vòm trần lịch sử Việt nam" trong đại sảnh của tòa nhà do nghệ sĩ Vũ Xuân Đông sáng tác.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 15

Bên trong đại sảnh của tòa nhà như một trung tâm nghệ thuật khi có sự góp mặt của các tác phẩm tranh sơn mài, nghệ thuật đá, nghệ thuật sắp đặt...

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 16

Chủ nhân của tòa nhà dành hoàn toàn tầng 1, tầng 3 của tòa nhà cho không gian văn hóa nghệ thuật mang đậm nét truyền thống của Việt Nam với các tác phẩm: Tranh sơn mài, đá nghệ thuật, đàn đá... Nơi đây là trung tâm triển lãm với triển lãm đầu tiên là "Đồng vọng Hoa Lư" thu hút du khách đến với miền đất di sản Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 17

Tòa nhà mang dáng dấp của công trình kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm - một trong những công trình làm bằng đá nổi tiếng ở Ninh Bình.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 18

Vọng gác ngắm cảnh của ngôi nhà là nơi cao nhất. Từ đây có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh vùng rộng lớn của khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 19

Các phiến đá thô sơ, qua bàn tay tài hoa của người thợ đá Ninh Vân thành các tác phẩm, gắn kết bền chặt với nhau tạo nên công trình tòa lâu đài đá khổng lồ "có một không hai" ở Ninh Bình.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 20

Bên trên tòa lâu đài được xây dựng nhà khung gỗ, mái ngói kiểu truyền thống tinh hoa văn hóa Việt.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 21

Các họa tiết hoa văn được chạm khắc tinh xảo trên các điểm nổi bật nhất của tòa nhà.

Chiêm ngắm toà lâu đài đá “có một không hai” ở Ninh Bình - 22

Sân thượng rộng lớn của tòa lâu đài phục vụ các du khách đến ngắm cảnh, thưởng thức chương trình nghệ thuật...

Thái Bá